Thanh Hóa
Thanh Hóa
Nhắc tới Thanh Hóa người ta thường nghĩ ngay tới Sầm Sơn. Thế nhưng thành phố biển này còn rất nhiều những địa điểm thú vị không kém khác để bạn khám phá đó! Hãy cùng Luxury Travel khám phá kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa nhé!
Kinh Nghiệm Du Lịch
Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp?
Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi mùa đẹp nhất ở từng vùng tham quan, cụ thể như sau:
- Vùng ven biển: vùng ven biển Thanh Hóa có nhiệt độ cao, mùa hè nắng nóng, mùa đông không quá lạnh. Theo kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa, Hải Hòa, Hải Tiến, bạn hãy đi vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 để có thể thoải mái tham gia các hoạt động tắm biển, vui chơi.
- Vùng trung du: ngược lại với vùng ven biển, vùng trung du Thanh Hóa có nền nhiệt vừa phải, mùa hè không quá nóng nhưng mùa đông khá lạnh. Ở vùng này, bạn có thể đi du lịch vào mọi mùa trong năm, chỉ cần chú ý giữ ấm vào mùa đông.
- Vùng đồi núi: vùng đồi núi Thanh Hóa vào mùa đông khá lạnh, vào mùa hè thì lại mát mẻ. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, để tận hưởng được vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, bạn nên đi du lịch vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là 2 thời điểm Thanh Hóa chưa có mưa quá nhiều, thuận tiện cho hành trình tham quan, di chuyển.
Nên đi du lịch Thanh Hóa bằng phương tiện nào?
Đường bộ
Từ Hà Nội tới Thanh Hóa cách nhau khoảng 150km. Các phượt thủ từ miền bắc có thể dễ dàng vi vu trên từng cây số tới xứ Thanh bởi khoảng cách không quá xa. Tuy nhiên, các phượt thủ từ phía nam nếu muốn phượt Thanh Hóa cần có một kế hoạch chi tiết, bởi chuyến đi dài ngày sẽ tiêu tốn rất nhiều thể lực.
+ Phượt Thanh Hóa bằng xe máy
Bạn đi theo cung đường Hà Nội – Pháp Vân sang đường cao tốc Cầu Giẽ (Ninh Bình). Sau khi qua trạm thu phí tiếp tục theo QL10 vào thành phố Ninh Bình. Từ Ninh Bình bạn đi theo đường QL1A chạy thẳng tới thành phố Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hóa chỉ cần men theo QL47 sẽ dẫn tới thị xã Sầm Sơn.
+ Ô tô
Nếu bạn đi du lịch theo gia đình hay nhóm bạn, có thể sử dụng ô tô có nhân hoặc thuê xe ô tô để đi. Thuê xe ô tô tự lái thường có giá 500.000 – 1.000.000 VNĐ/ ngày đêm, tùy loại xe.
Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội đến Thanh Hóa bằng xe khách, giá 1 vé chiều đi khoảng 100.000 VNĐ. Bạn nhớ xác định điểm đến trước để chọn chuyến xe phù hợp nhé.
Nếu bạn ở Đà Nẵng hoặc các tỉnh miền Trung, đi xe khách và tàu hỏa là lựa chọn tốt nhất. Thời gian đi xe khách từ Đà Nẵng đến Thanh Hóa khoảng 10 giờ 30 phút. Giá vé dao động từ 250.000VNĐ – 300.000VNĐ/người.
+ Đường bay:
Từ miền nam, bạn nên chọn máy bay là phương tiện đến Thanh Hóa nhằm tiết kiệm thời gian. Với chặng bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa có mức giá dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/ chiều tùy theo hạng ghế và hãng bay.
Từ cảng hàng không Thọ Xuân, bạn sẽ đến trung tâm thành phố Thanh Hóa bằng taxi, xe đưa rước của khách sạn hoặc xe bus. Ngoài máy bay, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách.
Đường sắt
+ Bạn có thể bắt tàu hỏa Bắc Nam tới Thanh Hóa. Giá vé dao động từ 120.000đ – 300.000đ. Từ ga Thanh Hóa cũng có xe bus chạy thẳng tới Sầm Sơn.
+ Đi từ Sài Gòn
Để đi tàu hỏa từ Sài Gòn ra Thanh Hóa bạn có thể theo lịch trình tàu hỏa Nam – Bắc, ghé qua ga Thanh Hóa. Giá vé: Từ 440.000đ đến 1.500.000đ/người.
Di chuyển tại Thanh Hóa
Xe máy
Du lịch phát triển khá mạnh nhưng ở Thanh Hóa lại không phổ biến dịch vụ cho thuê xe máy. Có lẽ do đặc trưng của ngành du lịch nơi đây chủ yếu tập trung vào du lịch biển, phục vụ khách đến từ miền Bắc nên nhu cầu thuê xe gần như không có. Hiện chỉ có một vài điểm nhỏ lẻ trong Tp Thanh Hóa có cung cấp dịch vụ thuê xe máy, một người ở sân bay Thọ Xuân cũng làm dịch vụ này (để phục vụ các bạn bay từ Sài Gòn ra muốn đi Pù Luông)
Xe buýt
Do đặc thù tỉnh khá rộng nên mạng lưới các tuyến xe buýt ở Thanh Hóa cũng tương đối nhiều, các bạn có thể sử dụng các tuyến xe buýt này để di chuyển tới các huyện. Tất nhiên không phải tất cả mọi địa điểm đều thuận lợi nhưng cũng là một lựa chọn chấp nhận được nếu các bạn không có phương tiện di chuyển.
Taxi
Tại các địa điểm du lịch chính, taxi vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu với du khách phương xa. Taxi sẽ phù hợp cho các gia đình có người già và trẻ nhỏ hay các nhóm bạn đi khoảng 4-5 người.
Xe điện
Xe điện vốn là phương tiện chỉ sử dụng để phục vụ khách du lịch trong phạm vi một vùng địa lý nhỏ chứ không được phép lưu thông rộng rãi ngoài đường. Thanh Hóa hiện đang là một trong những địa phương có số lượng xe điện nhiều nhất cả nước. Xe điện được sử dụng phổ biến ở 2 địa điểm là Sầm Sơn và Hải Tiến để phục vụ khách di chuyển quanh khu vực này.
Khách sạn ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là một điểm du lịch nổi tiếng nên nơi đây không hề thiếu những khách sạn, homestay để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, vào dịp cuối tuần và ngày lễ, giá phòng sẽ bị đẩy lên khá cao, thậm chí cháy phòng. Hãy chắc chắn là bạn đã đặt trước phòng nhé! Dưới đây, Halo xin giới thiệu một số khách sạn, homestay tại Thanh Hóa được đánh giá cao:
Khách sạn Mường Thanh Thanh Hoá (4 sao)
- Địa chỉ: C1-D6, Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá
- Điện thoại: 0237 8868 999
- Đánh giá chung: Phòng nghỉ tại khách sạn được trang bị máy điều hòa, TV màn hình phẳng với truyền hình vệ tinh, ấm đun nước, máy sấy tóc, bàn làm việc và tủ để quần áo. Ngoài dịch vụ lưu trú, khách sạn còn có nhà hàng, hồ bơi ngoài trời, trung tâm thể dục và quán bar.
Anh Quang Hotel (3 sao)
- Địa chỉ: Biển Hải Tiến Thanh hóa Khách sạn Anh Quang, Hoằng Hóa
- Điện thoại: 0237 8833 999 hoặc 0975 259 599
- Đánh giá chung: Anh Quanh Hotel có nhà hàng, quầy bar, khu vườn và sân hiên. Khách sạn 3 sao này cung cấp phòng nghỉ gắn máy điều hòa với WiFi miễn phí. Chỗ nghỉ cũng có lễ tân 24 giờ và dịch vụ phòng cho khách.
Puluong Hideaway Homestay
- Địa chỉ: Don village, Thanh Lam commune, Ba Thuoc district, Pu Luong
- Điện thoại: 0868 341 818
- Đánh giá chung: tọa lạc tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Puluong Hideaway Homestay có quầy bar và khu vườn. Chỗ nghỉ này có tầm nhìn ra khu vườn và quang cảnh núi non.
The Valley Homestay
- Địa chỉ: Bản Đôn Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hóa
- Đánh giá chung: tọa lạc ở tỉnh Thanh Hóa, The Valley Homestay có nhà hàng, dịch vụ phòng và tầm nhìn ra vườn. Khách lưu trú tại homestay này có thể đi xe đạp ở khu vực gần đó hoặc thư giãn trong vườn.
Những địa điểm du lịch Thanh Hóa nổi tiếng
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – cảnh đẹp Thanh Hóa không thể bỏ lỡ
- Địa chỉ: thuộc địa phận huyện Quan Hoá và Bá Thước, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 130km về phía Tây Bắc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chinh phục du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, cùng vẻ hoang sơ yên bình của núi non hùng vĩ. Pù Luông có hệ sinh thái đa dạng và những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn. Lạc bước tại đây, bạn sẽ có cảm tưởng như mình đang ở giữa không gian núi rừng Tây Bắc bao la, rộng lớn.
Đặc biệt, đỉnh Pù Luông ở độ cao trên 1700m được xem là nơi thâm sơn cùng cốc tuyệt đẹp. Đây là nơi để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp như tranh của Kho Mường, thác nước bản Hiêu. Bạn còn bắt gặp được nhiều guồng nước bằng gỗ của người Thái và hiểu hơn về cuộc sống mộc mạc của đồng bào nơi đây.
Bãi biển Sầm Sơn
- Địa chỉ: thành phố Sầm Sơn, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16km.
Bãi biển Sầm Sơn là địa điểm nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn và tắm biển. Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên trù phú với bờ cát trắng trải dài cùng làn nước trong vắt, dịu êm.
Cầu Hàm Rồng
- Địa chỉ: Tào Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Cầu Hàm Rồng là cầu đường sắt duy nhất bắc qua sông Mã và có vị trí giao thông quan trọng. Cầu được xem là “chứng nhân” của nhiều cuộc chiến tranh qua các thập kỷ và cũng là biểu tượng của ý chí và sự kiên cường, bất khuất của mảnh đất và con người xứ Thanh. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa của bản thân tôi, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan cầu Hàm Rồng và ghi lại những bức ảnh cùng chứng nhân lịch sử này.
Thành nhà Hồ – di sản văn hóa thế giới
- Địa chỉ: xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá 45km.
Thành nhà Hồ là di tích kinh đô của nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam trong thời nhà Hồ. Di tích là tòa thành kiên cố được xây dựng bằng đá với kiến trúc độc đáo và có quy mô lớn. Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới và là thành lũy bằng đá có giá trị, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Vậy nên, đây là điểm đến hấp dẫn được đề cập rất nhiều trong các bài viết về cẩm nang, kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa.
Suối cá thần Cẩm Lương
- Địa chỉ: thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 60km.
Suối cá thần Cẩm lương là nơi tập trung sinh sống với mật độ dày đặc của một loài cá to. Loài cá này được đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương gìn giữ, tôn thờ như những linh vật. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa bạn cần biết khi đến suối cá thần là không nên đùa nghịch, bắt cá từ suối lên mà chỉ có thể chụp ảnh, cho cá ăn.
Vườn quốc gia Bến En
- Địa chỉ: huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 36km.
Vườn quốc gia Bến En được ví như vịnh Hạ Long ở xứ Thanh với địa hình nhiều đồi núi, nhiều sông, suối với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp. Hồ Mực trên núi có diện tích 3000 ha gồm 21 đảo nổi cùng hệ sinh thái phong phú. Đây là một trong những vườn quốc gia đẹp nhất Việt Nam.
Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, đến với vườn quốc gia Bến En, bạn có thể tham gia nhiều trải nghiệm thú vị như: đi thuyền, bơi lội trên hồ Mực, tham quan Hang Ngọc, làng bản, cắm trại trong rừng…
Hòn Trống Mái Sầm Sơn
- Địa chỉ: thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Thêm một điểm đến nổi tiếng của Thanh Hóa không thể bỏ qua là Hòn trống mái Sầm Sơn, trên dãy núi Trường Lệ. Hòn Trống Mái có hình thù ấn tượng với một hòn lớn bằng phẳng ở phía dưới tựa như chiếc bệ, một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên như hình ảnh gà trống và một hòn nhỏ ở phía đối diện có dáng như gà mái.
Qua bao năm tháng, Hòn Trống Mái Sầm Sơn vẫn giữ vững cái thế chênh vênh ấy cùng thiên nhiên, mưa nắng. Bạn có thể kết hợp tham quan điểm đến nổi tiếng này cùng hành trình du lịch biển Sầm Sơn.
Những lễ hội Thanh Hóa đặc sắc, nổi tiếng
Với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa lâu đời, vùng đất Thanh Hóa có nhiều lễ hội đặc sắc. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn nên đến xứ Thanh vào những dịp này để được hòa vào không khí nhộn nhịp và hiểu hơn về những nét đẹp trong văn hóa lễ hội, tín ngưỡng của dân tộc.
Lễ hội Bà Triệu
- Thời gian tổ chức: 20 – 23 tháng 2 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: đền Bà Triệu và các lăng, đình tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa,
Lễ hội Bà Triệu được tổ chức để tri ân và tưởng nhớ đến bà Triệu Thị Trinh – vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội được diễn ra với nghi thức trang trọng tại đền Bà Triệu và các lăng, đình ở địa phương.
Sau phần tế lễ như rước kiệu, tế nữ quan, phần hội sẽ được diễn ra và đáng mong chờ với nhiều trò dân gian hấp dẫn và tiết mục hát chầu văn. Tham gia lễ hội trong dịp du lịch Thanh Hóa, bạn sẽ được hòa vào không khí sôi nổi và thấm nhuần tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với vị nữ anh hùng nhân dân xứ Thanh.
Lễ hội Pôôn Pôông
- Thời gian tổ chức: Rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy hoặc vào mùa gặt.
- Địa điểm: thôn, làng của người dân tộc Mường.
Lễ hội Pôôn Pôông còn được gọi là lễ hội mừng cơm mới. Đây là lễ hội của người Mường với ý nghĩa cầu chúc cho mối tình chung thủy của Nàng Ờm – Bồng Hương. Lễ hội có chương trình diễn xướng nghệ thuật với những lời ca, điệu múa hòa trong tiếng cồng, chiêng giục giã.
Lễ hội Pôôn Pôông còn có các trò chơi dân gian đặc sắc mô phỏng phong tục, tập quán, đời sống tâm linh và văn hóa tinh thần của dân tộc Mường như: trò chia đất, dựng nhà, chọi gà, chọi trâu, múa bông – bói bông… Chương trình diễn ra từ tối đến sáng và có khi kéo dài đến 2 ngày 3 đêm. Đây là dịp đặc biệt thú vị thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.
Lễ hội Làng cổ Đông Sơn
- Thời gian tổ chức: ngày 2, 3 tháng 3 âm lịch hằng năm.
- Địa điểm: đền thờ Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Lễ hội Làng cổ Đông Sơn được tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm ngày mất và tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh cả Lê Uy Trần Khát Chân. Ông là một vị tướng tài có công đánh đuổi quân Chiêm Thành vào cuối thời Lý.
Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức trang trọng như: đội lễ, dâng lễ, tế lễ, dâng hương, rước kiệu… Khuôn khổ lễ hội còn có phần nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng các trò chơi dân gian thú vị.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Làng cổ Đông Sơn và đền thờ Trần Khát Chân. Đây là di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia.
Lễ hội Lam Kinh
- Thời gian tổ chức: ngày 22 tháng 8 âm lịch.
- Địa điểm: di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
Lễ hội được tổ chức vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ để tưởng nhớ công ơn của ông. Phần lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống tái hiện nhiều sự kiện thời Lê như: trống hội, cờ hội, rước kiệu, tế lễ… Phần hội là các chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện các sự kiện như: Lê Lai cứu chúa, Hội thề Lũng Nhai, vua Lê Thái Tổ đăng quang, giải phóng thành Đông Quan, phát huy hào khí Lam Sơn…
Khuôn khổ lễ hội còn có những trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu là người yêu lịch sử và muốn tìm hiểu thêm về văn hóa dân tộc cũng như để chiêm ngưỡng các hiện vật cổ vật thời Lê được trưng bày thì đây là dịp tuyệt vời để bạn tham gia trong chuyến du lịch Thanh Hóa của mình.
Lễ hội Xuân Phả
- Thời gian tổ chức: ngày 10 tháng 2 âm lịch hằng năm.
- Địa điểm: xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Lễ hội Xuân Phả được diễn ra nhằm suy tôn và tạ lòng biết ơn đến Đông Hải đại vương, âm phủ và vua Đinh, Lê với sự tham gia của dân chúng trong 5 thôn. Mỗi thôn sẽ đảm trách một trò và chuẩn bị cờ hiệu, trống chiêng, lễ vật… để trình diễn trong ngày tổ chức lễ hội. Vào ngày lễ, khắp làng vang động tiếng trống chiêng với không khí vô cùng náo nhiệt.
Ngoài các lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên như trên, Thanh Hóa còn tổ chức những lễ hội du lịch biển hoành tráng, vô cùng hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phương.
Ăn gì ở Thanh Hóa?
Thanh Hóa có rất nhiều đặc sản mà bạn có thể thưởng thức hoặc mua về làm về sau một chuyến phượt dài. Cùng Halo tìm hiểu những món ngon Thanh Hóa nổi tiếng nhất nhé.
Nem chua
Nhắc tới Thanh Hóa tất nhiên bạn không thể bỏ quên món nem chua cực cực nổi tiếng. Nem chua xứ Thanh được làm từ thịt nạc, bì thái chỉ, hạt tiêu, ót, tỏi, lá đinh lăng. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở bán nem chua Thanh Hóa không chính thống. Bạn có thể hỏi người dân địa phương, hoặc chủ khách sạn họ sẽ rất nhiệt tình chỉ chỗ mua nem chua ngon cho bạn.
Hải sản
Tại các điểm du lịch biển nổi tiếng của Thanh Hóa như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa,… mỗi ngày đều có thuyền đánh bắt hải sản tươi sống cập bờ. Hải sản ở đây rất phong phú, tươi ngon cùng những cách chế biến truyền thống ngon miệng. Phượt Thanh Hóa nhưng đừng quên thưởng thức những món ăn từ hải sản hấp dẫn tại đây nhé.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Nhân bánh cuốn Thanh Hóa> được làm từ tôm nõn tươi ngọt, thịt ba chỉ băm nhỏ cùng hành phi thơm phức, ăn kèm với nước chấm đậm đà thì đúng là hết sẩy. Một số khu phố chuyên làm bánh cuốn ngon: Tống Duy Tân, Hàng Thanh, Nguyễn Chích với mức giá dao động 10.000 ~ 15.000đ/đĩa.
Gỏi cá nhệch Nga Sơn
Cá nhệch có bề ngoài khá giống lươn. Thịt nhệch được thái lát thật mỏng, bóp qua bằng chanh tươi rồi tẩm ướp gia vị, cuối cùng trộn với thính gạo nếp rang vàng. Da cá sẽ được rán giòn để cuộn cùng gỏi. Xương cá đem giá nhuyễn để nấu chẻo.
Gỏi cá nhệch thơm, giòn, quyện với chẻo đặc sánh đậm đà. Nếu như đã từng có cơ hội thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của món ăn này.
Chả tôm Thanh Hóa
Một trong những món ăn không thể không thử khi du lịch Thanh Hóa chính là chả tôm. Nhân chả được làm từ tôm hấp bóc vỏ, thịt ba chỉ rán vàng, sợi phở cắt nhỏ, hành khô. Vỏ được làm bánh phở dày.
Chả tôm được nướng trên than hoa, cực thơm, ăn cùng với nước mắm chua chua ngọt ngọt, đu đủ và rau sống tươi. Món này được bán nhiều tại các chợ phiên Thanh Hóa.
Bánh khoái tép
Bánh khoái tép chế biến giống bánh xèo Nam Bộ, nhưng nguyên liệu là tép đồng tươi, rau cần, bắp cải, thì là. Bánh khoái cuốn lại rồi ăn với nước mắm cá. Tuy là món ăn dân dã nhưng hương vị rất khó quên.
Bánh khoái tép cũng thường được bán dọc các con phố ăn uống, từ chiều đến tối muộn.
Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: Mua gì làm quà?
Sau chuyến du lịch Thanh Hóa, bạn đừng quên mua những món đặc sản xứ Thanh về làm quà cho người thân yêu. Theo kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa, các món đặc sản được chọn mua phổ biến là: nem chua, bánh gai Tứ Trụ, chè lam, mắm tép Hà Yên, nước mắm Ba Làng…
Ngoài ra, quà lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng là những sự lựa chọn tuyệt vời dành tặng bạn bè, người thân như: chiếu cói Nga Sơn, trang sức, đồ trang trí từ vỏ ốc, sinh vật biển…
Thanh Hóa không có nhiều những con phố tấp nập, nhà cao tầng tiện nghi. Du lịch Thanh Hóa là dịp bạn có thể tìm về với thiên nhiên, với sự dân dã, bình dị từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến những món ăn và con người.
Nếu một ngày, bạn cảm thấy phố thị ngột ngạt rồi, hãy xách ba lô lên và du lịch Thanh Hóa nhé, bạn sẽ lấy lại năng lượng rất nhanh thôi.