Kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc từ a – z

HƯỚNG DẪN DU LịCH

Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa mỗi dịp xuân về, đi lễ không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình mà còn là dịp để vãn cảnh tại chốn linh thiêng trong tiết trời mùa xuân. Một trong những địa điểm du xuân đầu năm được nhiều người lựa chọn là chùa Tam Chúc.
Quần thể du lịch tâm linh chùa Tam Chúc luôn là điểm đến hấp dẫn đối với phật tử cả nước nói riêng và người dân nói chung. Với vẻ đẹp vô cùng thơ mộng: tiền lục nhạc , hậu thất tinh, du khách khi tới chùa Tam Chúc không chỉ bái Phật cầu kinh mà còn được thưởng lãm vẻ đẹp nên thơ cũng như sự thanh tịnh, yên bình của nơi đây. Hiện tại, Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đây còn là nơi đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam lựa chọn đăng cai tổ chức đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019.

1. Du lịch Tam Chúc mùa nào đẹp?

Nếu đặt câu hỏi là nên đi Tam Chúc vào mùa nào đẹp nhất thì câu trả lời đó chính là vào mùa xuân. Thời điểm những tháng đầu năm khi tiết trời mùa xuân còn đang dịu dàng, không khí lúc này không còn lạnh như mùa đông nữa. Đúng vào thời điểm lễ hội , du khách vừa có thể hành hương lễ Phật đầu năm du xuân chiêm bái cầu mong tiền tài phúc lộc và sức khoẻ dành cho gia đình và người thân và cũng là cơ hội để du xuân vãn cảnh đầu năm.

Những lưu ý khi đi du lịch Chùa Tam Chúc - Hà Nam

(Nguồn: congthuong.vn)

2. Di chuyển đến Tam Chúc như thế nào?

  • Xe riêng: Từ Hà Nội, đi theo hướng Quốc lộ 1A, tới cầu vượt Đồng Văn, rẽ vào QL38, sau đó đi tới nút giao KCN Đồng Văn 4 thì rẽ vào ĐT 711 đi tiếp chừng 17km nữa là đến chùa Tam Chúc.
  • Xe khách: từ Hà Nội thì bạn đến bến xe Giáp Bát giá vé khoảng 60.000đ/ 1 người/ 1 lượt, hàng ngày có rất nhiều chuyến.
  • Ngoài ra, có cả những chuyến xe Limousine từ Mỹ Đình đi Phủ Lý chất lượng cao với giá vé khoảng 90.000đ/ 1 người 1 lượt. Những xe này đều đi đến thành phố Phủ Lý sau đó bạn bắt taxi hoặc xe ôm vào chùa Tam Chúc.

3. Di chuyển tại chùa như thế nào?

Bạn có thể đi xe điện hoặc đi thuyền khi ở Tam Chúc. Giá vé xe điện là khoảng 90.000 đồng/người/lượt đi về và thuyền là khoảng 200.000 đồng/người/lượt đi về. Bên cạnh đó thì gần những bãi đậu xe cũng có các quầy bán đồ ăn nhẹ với giá cả phải chăng. Vì vậy bạn không cần mang vác đồ ăn cồng kềnh, gây khó khăn khi di chuyển bằng xe điện hoặc thuyền tại đây nhé.

Chùa Tam Chúc Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam (2023)(Nguồn: nucuoimekong.com)

ben-thuyen-tam-chuc(Nguồn: thesinhtour.com)

4. Tham quan chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình

Ba tầng Thủy Đình uy nghi, rộng rãi với mái cong cổ kính theo kiểu truyền thống. Tại đây bạn có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa. Khách du lịch chùa Tam Chúc có thể xem được toàn cảnh về Khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc tại nhà khách Thuỷ Đình.

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, ngôi chùa lớn nhất thế giới

(Nguồn; Vinpearl.com)

Đình Tam Chúc

Tương truyền đây là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt. Trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến nơi này để chiêu mộ binh mã, Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây dựng công trình này.
Đình Tam Chúc là một hòn đảo tương đối biệt lập nằm giữa hồ, do đó để tham quan Đình Tam Chúc, du khách buộc phải đi theo tuyến hành trình đi thuyền.

Cảnh sắc chùa Tam Chúc - VnExpress Du lịch(Nguồn: vnexpress.com)

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc toạ lạc trên đỉnh núi Thất Tinh nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển với chiều cao của chùa là 13m. Muốn lên tới chùa Ngọc bạn cần leo qua 299 bậc đá, bên trong chùa có thờ một pho tượng A di đà bằng ngọc nặng 1.5 tấn. Từ đây view xuống toàn cảnh chùa Tam Chúc bạn sẽ thấy cả một vùng núi non sông nước hiện ra trước mắt.

Ngôi chùa rộng gấp 10 lần quận Hoàn Kiếm, xây nửa thế kỷ mới xong - Ảnh 10.(Nguồn: soha.vn)

Điện Tam Thế

Một trong những công trình chủ đạo của chùa Tam Chúc là Điện Tam Thế. Trong sảnh chính của điện là ba pho tượng phật tam thế bằng đồng đen đại diện cho qúa khứ – hiện tại và tương lai. Mỗi pho tượng có trọng lượng khoảng hơn 80 tấn và phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng. Điện Tam thế có diện tích lên tới hơn 5.400m2, giúp cho khoảng 1.500 phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc.

Chiêm ngưỡng Điện Tam Thế, một điểm nhấn của Chùa Tam Chúc - VOV Du lịch - Trang tin tức của Truyền hình VOVTV(Nguồn: vov du lịch)

Dạo quanh chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, du khách có thể thoả sức ngắm nhìn 12.000 bức tranh đá về cuộc đời đức Phật do những người thợ Indonesia tạc từ đá núi lửa sau đó mới chuyển sang Việt Nam.

5. Các địa điểm ăn uống khi đi du lịch Tam Chúc

Nhà hàng Thủy Đình

Gần khu vực bến du thuyền Tam Chúc
Mỗi suất ăn có giá khoảng 120.000 – 130.000

Nhà hàng Hà Nam

Quốc lộ 21A, Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam
Đồ ăn dao động từ 120.000 – 300.000

Nhà hàng Lá Cọ

Khu vực Núi Cấm, Thi Sơn, Kim Bàng, Hà Nam
Không gian xung quanh cực kỳ rộng lớn, có vườn cây, ao hồ, khu hội trường,… Điểm đặc biệt ở đây là nhà hàng phục vụ các món đặc sản như dê núi, gà đồi rất được lòng du khách.

6. Những lưu ý khi du lịch Tam Chúc

  • Về trang phục. Trang phục đến chùa cần kín đáo và lịch sự, không nên mặc váy quá ngắn hoặc quá hở hang khi đến chùa.
  • Chuẩn bị đồ lễ: bạn có thể chuẩn bị sẵn từ nhà hoặc mua tại chùa (giá khá đắt). Chú ý đồ lễ ở đây là đồ ngọt (bánh, kẹo, hương, hoa…). Lưu ý, bạn nên chuẩn bị chút tiền lẻ để thuận tiện cho việc đi lễ trong các điện.
  • Chuẩn bị thêm chút tiền mặt (ngoài tiền vé và tiền lễ) bởi trong quá trình tham quan có thể sẽ có những chi phí phát sinh.
  • Một số phí dịch vụ cố định:
    Vé xe điện chùa Tam Chúc: 90.000 đồng/khứ hồi/người lớn.
    (Trẻ nhỏ cao dưới 1m được miễn phí)
    Vé du thuyền: 200.000 đồng/người lớn.
    (Trẻ nhỏ cao dưới 1m được miễn phí)
  • Tam Chúc là khu du lịch rộng lớn vì vậy hãy đem theo bản đồ để tránh đi lạc mất thời gian nhé. Vào các dịp lễ Tết nơi này thường khá đông. Nếu thấy đi thuyền và xe điện lâu, bạn có thể đi bằng xe ôm nhé.

Để biết thêm thông tin chi tiết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:

SĐT: 024 3927 4120 – 0336 276 996

Email: [email protected]
Tin Tức Du LịchCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

12 tháng đi khắp Việt Nam

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc từ A –…



Vương đạo cuộc đời, thành công bằng kinh doanh tử…



Top 3 “thánh địa check-in” tuyệt vời mùa mai anh…



Lưu ngay 4 kinh nghiệm du lịch làng hoa Sa…



7 nỗi sợ của du khách


Login