5 câu hỏi lớn của ngành du lịch

 

Phạm Hà
Doanh nhân
“Làm du lịch cần phải có tâm và tầm để có thể trở thành quốc gia du lịch.”

Làm thế nào du khách tìm đến Việt Nam đông hơn?
Mục tiêu gia tăng lượng khách du lịch hàng năm đến Việt Nam luôn là nhiệm vụ trọng yếu của ngành du lịch và để làm được điều đó, cần phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu để đưa ra được chiến lược thu hút khách phù hợp.

Nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Úc, Mỹ – những người vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm thì phải cấm cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch không ô nhiễm, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Bên cạnh đó, việc kiến tạo quốc gia du lịch phải được trú trọng. Khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi hợp pháp từ du lịch. Muốn đón khách nước ngoài, phải xoá bỏ tâm lý về bảy nỗi sợ khi đến Việt Nam mà du khách quốc tế vẫn truyền tai nhau gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, khách nội địa vẫn cần được quan tâm nhiều hơn bởi nhiều người vẫn luôn ao ước một lần được đi hết Việt Nam. Do đó, cần khuyến khích nhiều hãng hàng không tham gia thị trường, kết nối trong nước, khu vực, giúp du khách di chuyển thuận tiện, dễ dàng.

Ngoài ra, Việt Nam cần phải có thêm nhiều đường bay đến các thị trường mục tiêu. Quảng bá xúc tiến hiệu quả trong chiến lược quốc gia theo sự điều khiển của nhạc trưởng có tài, nên đặt văn phòng đại diện tại thị trường mục tiêu, điều hành bởi những người có năng lực.

Khi du khách đã quyết định đến Việt Nam, cần khiến cho hành trình của họ dễ dàng hơn, miễn thị thực để họ được cảm thấy chào đón hơn. Điều này có thể học hỏi được từ quốc gia có lượng lớn khách du lịch như Thái Lan.

Thứ hai, làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn?

Không chỉ du khách mà đối với bất cứ ai cũng vậy, họ sẽ chỉ muốn ở lại lâu tại những nơi họ thấy vui vẻ và thoải mái. Muốn vậy, chúng ta cần nắm được mong muốn của họ để tìm cách đáp ứng lại mong đợi của họ. Trước hết, cần cho thời hạn visa 30 ngày hoặc lâu hơn thì khách sẽ dự định ở lâu hơn, nếu thấy vui.

Để níu chân được du khách, du lịch Việt cần tạo ra nhiều trải nghiệm mới. Khu mua sắm, đồ lưu niệm phải đẹp, có nhiều không gian cho khách tham quan, khu vui chơi giải trí được mở muộn, thí điểm một số casino, sân golf, khu đèn đỏ riêng có kiểm soát như đã đề xuất. Hà nội cần phát triển du lịch đường sông, TP. HCM cần có du thuyền trên sông.

Trải nghiệm mới cho du khách tại Du thuyền Hoàng Đế

Đặc biệt, du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách lớn tuổi từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc bởi do đặc thù về sức khỏe, họ sẽ thường chọn lựa du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lúc nghỉ hưu. Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng để hưởng thụ cuộc sống khi tuổi cao.

Thứ ba, làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn?

Nhiều người đến Việt Nam cảm thấy có tiền nhưng không có chỗ để tiêu, thậm chí, nhiều người cảm thấy chuyến đi nhàm chán tới nỗi chỉ đơn giản đi từ phòng ngủ ra thẳng máy bay. Muốn khiến du khách tiêu tiền đến đồng xu cuối cùng trước khi về nước như cách mà Hàn Quốc, Thái Lan đã làm được, cần tạo ra nhiều trải nghiệm mới, kích thích sự hứng thú của khách hàng.

Sự sáng tạo trong du lịch để tạo trải nghiệm mới du khách, tạo điều kiện thuận lợi để kinh doanh và đầu tư vào du lịch là những thứ cần được khuyến khích.

Việt Nam không nên cấm đoán những gì khách du lịch thích. Sân bay cần có dịch vụ VIP cho khách sang trọng, đón khách từ máy bay ra thẳng xe limousine không cần qua cổng an ninh, sẽ có bộ phận lo…

Dịch vụ sang trọng với những trải nghiệm cao cấp

Các công ty nên được nhập các siêu du thuyền, xe sang trọng của thể giới phục vụ khách. Có như vậy, mới đủ cơ sở vật chất thực sự chất lượng để đón giới siêu giàu chịu chơi từ các nước khác. Các cảng biển nên mở rộng các cảng du lịch để khách có thể đi nhiều ngày từ Bắc vào Nam bằng đường biển.

Thứ tư, làm thế nào để khách hứng khởi kể lại chuyến đi thú vị với người thân, bạn bè thay vì kể xấu hay chê bai người Việt Nam?

Trước hết, muốn để lại dấu ấn sâu đậm về con người Việt Nam trong lòng du khách, chúng ta cần phải để lại ấn tượng trong họ. Nụ cười Thái là một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể học hỏi.

Toàn dân biết làm du lịch, biết cười, biết cảm ơn, cả hệ thống vì khách hàng, vì sự trải nghiệm của khách và khiến họ hài lòng thì mới tạo được ấn tượng tốt của họ về Việt Nam, khiến họ nhớ lâu. Từ hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân đến Việt Nam đến chú lái xích lô dạo quanh hồ. Luôn tươi cười, thấu hiểu, lắng nghe, giúp đỡ người khác và luôn giữa cho môi trường xung quanh xanh, sạch đẹp chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch mỗi khi ghé qua Việt Nam.

Thứ năm, làm thế nào để khách quay trở lại sớm nhất có thể thay vì một đi không trở lại?

Điều quan trọng là Việt Nam định vị mình là một điểm đến văn hoá hay thiên nhiên. Tôi cho rằng, nếu xác định mình là một điểm đến văn hóa hay điểm đến nghỉ dưỡng biển thì khách sẽ quay lại thường xuyên hơn. Điểm đến thì cần cải thiện sao cho có nhiều trải nghiệm mới thú vị hơn, cơ sở hạ tầng nâng cấp, thuận tiện hơn, vui hơn.

Phục vụ tốt du khách đã đến, họ sẽ hết các nỗi sợ như hiện tại. Khách hài lòng, họ sẽ trở lại và giới thiệu nhiều du khách khác đế
n trải nghiệm nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Muốn khách sớm quay trở lại, du lịch Việt phải tạo được sự thương nhớ trong lòng du khách, đặc biệt nhờ vào những trải nghiệm tuyệt vời có được từ điểm chạm đầu tiên cho đến điểm chạm cuối cùng trong mọi chuyến đi trước đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

  +  81  =  83

Login