Trò Truyện Cùng Doanh Nhân Du Lịch Tuổi Mão

Sinh năm 1975 ở Hải Dương, từ nhỏ, Phạm Hà đã yêu lịch sử, yêu tiếng Pháp, rồi làm giảng viên tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì đam mê du lịch, ngưỡng mộ những di sản của đất nước và khát khao cung cấp những trải nghiệm du lịch độc đáo, sang trọng cho du khách, anh đã sáng lập Luxury Travel, nay là Tập đoàn Lux Group với hệ sinh thái dịch vụ trọn gói, gồm: Công ty lữ hành Lux Travel DMC, Luxury Travel, xe sang trọng Luxtransco, hãng du thuyền Emperor, du thuyền Heritage Bình Chuẩn với các tour trải nghiệm ở Nha Trang, Hạ Long, Cát Bà…

Trải qua những khoảng thời gian đầy khó khăn khi đại dịch Covid-19 bùng phát, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề.
 Trước áp lực đó, không ít doanh nghiệp lữ hành đã phải đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, Lux Group của doanh nhân Phạm Hà vẫn kiên trì đứng vững, mặc dù khó khăn và áp lực không hề ít. Doanh nghiệp đã phải nỗ lực chuyển mình, tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới để duy trì hoạt động, tạo việc làm cho nhân viên, gác lại những kế hoạch phát triển dài hạn trong tương lai.

Với doanh nhân tuổi Ất Mão này, văn hóa dân tộc chính là cái nôi, là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn anh và là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối để anh thực hiện sứ mệnh quảng bá cho thật nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế, biết đến những di sản văn hóa, lịch sử vô giá của Việt Nam.

 

Dưới đây là bài chia sẻ của doanh nhân du lịch Phạm Hà và phóng viên về du lịch Việt Nam trước thềm năm mới Quý Mão đang đến gần.

1. Ông là thế hệ doanh nhân sinh ra khi đất nước bắt đầu thống nhất. Ông nghĩ gì về sự tự do, trong nghĩa rộng nhất của khái niệm này?

 

Doanh nhân Phạm Hà: Khái niệm tự do không chung định nghĩa và giống nhau giữa các quốc gia, thể chế và mỗi con người. Một số điều về tự do được hiến định như tự do tư tưởng, tôn giáo, đảng phải, biểu tình, hội nhóm, tự do biểu đạt, tự do báo chí… tuy nhiên trong thực tế những quyền này còn hạn chế và chưa thành luật. Con người thượng tôn pháp luật mới là xã hội văn minh.

Tự do là biết quy luật và hành động theo quy luật. Cá nhân tôi cho mình là tự do và hạnh phúc là làm điều mình thích và thích điều mình làm, tự hào về điều mình làm. Kinh doanh chính cđạo cuộc đời và thành công bằng sự tử tế, doanh nhân thành công và hạnh phúc.

2. Cầm tinh con Mèo, năm mới sắp đến cũng là năm Mèo, Quý Mão, ông nhìn nhận ra sao về sự tinh khôn, lanh lợi của con vật này. Trong kinh doanh, đặc biệt ở môi trường kinh doanh của nước ta, sự tinh nhanh có phải là tố chất cần phải có của người làm kinh doanh?

Doanh nhân Phạm Hà: Trong 12 con giáp Việt Nam ta có mèo, Trung Quốc có con thỏ, nhiều bạn tôi là người Hoa cũng rất nhanh nhậy, linh hoạt uyển chuyển trong cuộc sống và công việc.
Không biết phải cầm tinh con mèo thế nào nhưng tôi luôn chính trực, tập trung, linh hoạt, thường xuyên đổi mới sáng tạo. Tôi cũng kiên định, kinh doanh cũng phải có đạo kinh doanh, có tầm nhìn, sứ mệnh giá trị cốt lõi mới dẫn đường tới thành công và hạnh phúc. Tầm nhìn của mình ở đâu thì tương lai ở đó.

Môi trường kinh doanh Việt Nam dần ổn định, có khung pháp lý, tuy nhiên cũng chưa hẳn giống nhau ở các nơi, trung ương và địa phương, nhiều thứ chưa có trong luật và còn mới quá như lĩnh vực du thuyền, vật liệu, cảng, quy chuẩn chưa có nên cũng khó cho doanh nghiệp, chúng tôi phải tư duy toàn cầu và hoạt động địa phươnh sao cho phù hợp.

3. Những năm qua, nhất là năm 2022, chứng kiến sự vi phạm pháp luật của nhiều doanh nhân. Nhìn thẳng thắn thì họ chắc chắn làm sai luật, tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng ở nước ta ranh giới ĐÚNG – SAI đôi khi không rõ ràng, các văn bản dưới luật cao hơn luật, dẫn đến tình trạng “sai vẫn phải làm”. Bình luận của ông về việc này như thế nào?

Doanh nhân Phạm Hà: Thể chế tạo ra con người, con người nào thì cơ chế ấy, cơ chế do con người tạo ra nếu không phục vụ lợi ích xã hội mà chỉ nhóm người thì luật không nghiêm và đúng sai còn tuỳ diễn giải dẫn đến xin cho. Đã là luật không cần văn bản dưới luật, có lẽ chỉ Việt Nam ta mới có kiểu vậy.

Xã hội phát triển được khi mọi người kinh doanh đều phải thượng tôn pháp luật, đúng luật và luật đúng. Muốn xã hội phát triển thì phải có kinh tế thị trường, có tam quyền phân lập, xã hội dân sự. Thế hệ doanh nhân như chúng tôi cũng già nửaa đời người, mong muốn kinh doanh tử tế, đúng luật. Không biết sai thì sửa, biết luật mà vẫn cố làm sai để vụ lợi thì có quả.

4. Ông được coi là truyền nhân của vị doanh nhân dân tộc, cụ Bạch Thái Bưởi. Nghiên cứu sâu về cuộc đời cụ khiến ông rút ra được điều gì lớn lao về việc kinh doanh tử tế?

Doanh nhân Phạm Hà: Có câu nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Bưởi, cụ chỉ xếp thứ 4 nhưng lưu danh và học sinh lớp 4 được học về cụ, đạo kinh doanh, thành công và hạnh phúc, để lại nhiều bài học hay về kinh doanh.

Kinh doanh ở cụ ấy là “giúp đồng bào”, phụng sự đồng bào, tạo thế và lực cho lớp doanh nhân đủ mạnh, tự tôn dân tộc, mang tầm quốc gia dân tộc, dân quốc phú cường giành độc lập, cạnh tranh đến thắng người Hoa có tiền và người Pháp có quyền.

Sự khác nhau giữa tư bản thân hữu và tư bản dân tộc chính là tinh thần dân tộc. Tinh thần quý tộc thành tín, đạo nghĩa và trách nhiệm. Cụ tử tế với chính mình, người nhà, người làm, đồng nghiệp, và đồng bào. Cụ Bạch Thái Bưởi kinh doanh bằng sự tử tế, có tầm nhìn, sứ mệnh cao cả, giao thương hàng hoá và tự do đi lại cho người Việt, lấy khách hàng làm trung tâm, phục vụ từ tâm với chính đồng bào mình.

5. Việt Nam chưa giải quyết tận gốc rễ nạn “chặt chém” du khách quốc tế. Thực tế có lần tôi chứng kiến khách nước ngoài vào một quán ăn ở Hà Nội thì chủ nói giá cao hơn hẳn khách bản địa. Hay như lái xe taxi “chém” khách tây tới 500k cho một cuốc xe chỉ 2-3km. Ông có “cao kiến” gì để chấm dứt những hành động làm xấu xí hình ảnh du lịch Việt Nam này?

Doanh nhân Phạm Hà: Khi xã hội lộn xộn, thì chính sự tử tế là sự xa xỉ. Du lịch tất cả là điểm đến, trải nghiệm và ký ức. Khi bị lừa đảo và có trải nghiệm tệ khách sẽ không đến nữa và nói cho 12 người khách tiềm năng.

Sự tử tế cũng đến từ giáo dục, đó là máy cái của xã hội, giáo dục Việt Nam thiếu triết lý dân tộc, nhân văn và khai phóng. Con người phải đối xử tốt với đồng bào mình, biết yêu thương bản thân, gia đình cộng đồng, biết yêu thương thấu cảm, chấp nhận sự khác biệt thì mới biết phục vụ người khác, không lừa lọc người khác. Kinh doanh phải cùng thắng lợi mình, lợi nhân viên và lợi khách hàng cùng win win thì mới bền lâu.

Chém được một lần sẽ không cần thứ hai và mất 12 lần khách hàng tiềm năng. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh tử tế, mỗi người đều tử tế, xã hội sẽ văn minh và phát triển, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Lux Group chúng tôi kinh doanh bền vững, tuyên bố quyền khách hàng được 100% thoả mãn nếu không hoàn tiền. Cả Lux Group chỉ có một ông chủ là khách hàng trả lương, trả thưởng và có thể đuổi việc bất kỳ ai tròn các Công ty tí hon vĩ đại của chúng tôi bằng việc mua dịch vụ của Công ty khác.

 

6. Có lẽ đến lúc phải có sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương, các hiệp hội liên quan đến du lịch, chủ trì là VNAT, nhằm thực hiện một chiến dịch, có thể tạm gọi là “làm sạch du lịch”, hiểu theo nghĩa ‘dọn dẹp” những thứ độc hại, “rác rưởi” như “chặt chém” khách quốc tế, cạnh tranh bẩn, kinh doanh thiếu lành mạnh trong ngành lữ hành-du lịch. Theo ông điều này có cần thiết hay không?


Doanh nhân Phạm Hà:
Việt Nam cần coi du lịch là một nghành kinh tế, có chính sách phát triển bền vững, coi sự thoả mãn của khách hàng làm trọng, đặt họ làm trung tâm. Con người làm du lịch đủ năng lực thái độ, kỹ năng và hiểu biết. Nâng cao truyền thông giáo dục để xã hội nhận thức về kinh tế du lịch và kinh doanh tử tế khách mới đến rồi quay lại, thay vì một đi không trở lại.

7. Có một thực tế “khổ lắm nói mãi”, là du lịch Việt Nam không thể cạnh tranh với Thái Lan về sự kinh doanh tử tế, nó xuất phát từ ngay những người dân kinh doanh ăn uống-lưu trú-bán hàng lưu niệm và từ những hành động nhỏ nhất. Chả lẽ người dân nước ta không làm nổi những việc đó hay sao, thưa ông?

Doanh nhân Phạm Hà: Có lẽ Việt Nam nên học Thái lan làm du lịch, toàn dân làm du lịch, tất cả cho du lịch, bền vững, có bản sắc, khách đến nhiều lần tiêu tiền nhiêu hơn, ai cũng được vui vì hưởng lợi. Thái Lan có chiến lược phục hồi, ta thì không. Covid làm cho Du lịch Việt Nam chúng ta ta chậm lại, suy nghĩ lại, định vị lại, xem lại và đi chậm lại nhưng chắc và bền hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

  +  86  =  92

Login