Gợi ý những đền chùa đi lễ tạ vào dịp cuối năm

Theo quan niệm của người Việt, khi đã “kêu cầu” vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải trả lễ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa, miếu, phủ tấp nập dòng người đổ về lễ tạ cuối năm. Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Chạp, nhà nhà, người người hăm hở lên đường lễ tạ ở những nơi đã “xin lộc” đầu năm.

Việc làm này giúp cho mọi người cảm thấy yên tâm hơn trước thềm năm mới. Ngoài việc đi tạ lễ cuối năm, cũng có rất nhiều người kết hợp với du lịch tâm linh cuối năm.

Dưới đây là những gợi ý về những đình chùa, phủ … cho những ai muốn đi lễ tạ vào cuối năm:

1. Phủ Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía tây. Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương trả lễ.

Ngoài tạ lễ, khách đến Phủ còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình của non nước mênh mông. Nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước cổng là một làng cổ, sân lộng gió, rợp bóng mát của cây cổ thụ nên không gian ở Phủ thanh tịnh, trang nghiêm mà không kém phần thơ mộng. Sau khi dâng hương, lễ tạ, du khách có thể thưởng thức đặc sản bánh Tôm Hồ Tây ở các quầy hàng dọc con đường dẫn vào Phủ.

2. Đền Bắc Lệ, Lạng Sơn

Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.

Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng dân gian, thân thiện với người dân bản địa bởi gắn liền với văn hóa địa phương.

Trải qua bao tháng năm, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng. Người đi đền không chỉ để thắp hương, dâng lễ tạ mà còn được đắm mình trong khung cảnh hoang sơ của miền sơn cước

3. Đền Bảo Hà, Lào Cai

Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng.

Chỉ cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về phía nam, giao thông thuận tiện, lại nổi tiếng “cầu được ước thấy” nên Đền Bảo Hà thu hút rất đông du khách cúng bái đầu xuân và tạ lễ cuối năm. Bởi vậy, trong cái giá rét mưa phùn của vùng biên ải phía Bắc, từng đoàn xe vẫn lầm lũi vượt qua các cung đường ngoằn ngoèo của đồi núi trập trùng về đền Bảo Hà đi lễ tạ.

Đền Bảo Hà nằm tựa lưng vào núi Cấm, mặt hướng ra dòng sông Hồng, tạo nên quang cảnh trên bến dưới thuyền tuyệt đẹp. Kiến trúc của đền không quá cầu kỳ với cổng tam quan, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái… nhưng vẫn toát lên vẻ linh thiêng, cổ kính. Ngoài lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), đền Bảo Hà còn có lễ Tết muộn (Tết tất niên).

4. Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, hàng ngàn người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả lễ. Các quầy viết sớ, sắm lễ ở đây luôn trong tình trạng đông cứng người.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

5. Đền Chúa Thác Bờ, Hoà Bình

Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Trên đền thờ hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Sơn Trang, nhưng chủ yếu vẫn là thờ hai bà Chúa Thác người Mường và người Dao. Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Chạp, nhà nhà, người người hăm hở lên đường lễ tạ ở những nơi đã “xin lộc” đầu năm.

Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Trên đền thờ hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Sơn Trang, nhưng chủ yếu vẫn là thờ hai bà Chúa Thác người Mường và người Dao.  Theo tương truyền, Đền Bờ thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thuỷ điện Hoà Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ..

6. “Nghĩa Trang Hàng Dương lễ mộ Cô Sáu”, Côn Đảo

Cứ đến dịp cuối năm, Côn Đảo lại nườm nượp khách đến thăm quan, viếng nghĩa trang Hàng Dương, mộ cô Sáu (anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu), bởi sự nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện của cô Sáu. Côn Đảo – hòn đảo đã từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” – nơi giam cầm, tra tấn hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Đến nay, hòn đảo đã “thay da đổi thịt” trở thành một trong những khu “du lịch tâm linh” linh thiêng ở Việt Nam và là thiên đường nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Về Côn Ðảo, dường như trong mỗi người đều có cảm xúc rất thiêng liêng khi đặt từng bước chân bâng khuâng trong khu Nghĩa trang Hàng Dương. Ðặc biệt đêm xuống, Nghĩa trang Hàng Dương chợt lung linh và trở thành chốn tâm linh với bao điều kỳ diệu.


Nghĩa trang Hàng Dương  là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích của hệ thống Nhà tù Côn Đảo, trong cuộc đấu trang vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nghĩa trang sạch sẽ, và ngay cả 12h đêm. Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo là một trong những nghĩa trang liệt sĩ lâu đời nhất ở nước ta. Năm 1992 nghĩa trang Hàng Dương được tôn tạo lại với quy mô như hiện nay. Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2. Nghĩa trang đã quy tập 1.913 ngôi mộ chia làm 4 khu. Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để viếng mộ, lễ tạ cô Sáu thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm đi lễ tạ cô Sáu chi tiết nhé.


Leave a Reply

Your email address will not be published.

15  +    =  22

Login